Những ngày đầu tiên lên ĐH, tôi hệt như hai lúa lên tỉnh. Vì chẳng biết cách học, nên tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng với lịch học mật độ 12 tiết/ngày :(( . Ngày đầu tiên học môn Giải Tích, môn tôi phấn khởi nhất, cũng là ngày tôi shock nhất. Thầy tôi bước vào, chầm chậm, thầy rất đẹp lão và...
-Anh-em-phải-cẩn-thận, phải-học-đàng-hoàng-hơn, cấp 3-nó-lùa-anh-em, học-dối-trá-con-nít...
- Tôi-nói-anh-em-nghe... (mỗi một dấu "-" là một giây nghỉ mệt đấy các bạn ạ).
Tôi chịu không nổi cách phát âm chầm chậm của Thầy nên cố lắm mới không gục lên gục xuống. Những buổi đầu cứ như thế, và thêm vào là tôi chẳng hiểu bài --> ngao ngán. Chúng tôi còn đùa nhau gọi Thầy là "Thầy 5 chữ" hay "Tiến sĩ gây mê" có lẽ vì nói được khoảng 5 chữ là Thầy tôi ngừng một chút để nghỉ --> buồn ngủ . Tôi sợ luôn cả Thầy chứ không riêng gì môn học ấy.
Rồi từ từ tôi không bắt kịp nhịp độ trên lớp, tôi phải coi sách ở ngoài. Hầu như hết HK1, tôi dồn tâm sức cho môn này và dần yêu thích nó lúc nào chẳng hay. Tôi không còn lên lớp, nhưng luôn mượn tập bạn mỗi khi nó học xong tiết của thầy, tôi bắt đầu hiểu đc những gì thầy ghi và rất thích. Cuối học kỳ, tôi qua được khá dễ dàng. Tôi thầm cảm ơn những quyển sách và nhất là Thầy qua những gì bạn tôi ghi chép được.
HK2, tôi đi học, rất chăm, không nghỉ bữa nào. Những gì nghe được từ Thầy, tôi tranh thủ chép vào không sót một chữ. Thế nên tập tôi nhìn vào rất hài hước vì luôn xuất hiện những câu: "lơ lửng con cá vàng", "lời nói gió bay mất tiêu", "trâu bò thì không thể đi với bàn ghế", "rẻ tiền", "ý nghĩa thầm kín", ... Dưới đây là một số đoạn trong quyển vở tôi ghi lại cả lời Thầy nói:
- "Chương 6: Cực trị của một hàm số theo nhiều biến số (Lý thuyết khá nặng nhưng thực hành thì như con nít, bài thi chắc chắn có để "kíu" mấy đứa học cà chớn)".
- "Vậy chỉ cần tìm cực trị tại Xo khi Xo là một điểm dừng của hàm f (sơ tuyển thi hoa hậu ^^)" (Cực trị hàm vecteur).
- "Đạo hàm lấy theo phương (chắc chắn ko thi, lý do: nhìn với con mắt thuần túy của toán --> vô duyên! Nó chỉ "ác độc" khi ứng dụng vào thực tế --> hiện tượng vật lý đối với từng phương một, nó thay đổi như thế nào)." (Khả vi liên tục).
- "quái vật phải đi với quái vật, phần nhân quái vật để trước, còn bàn ghế để sau, bàn ghế không đi chung với quái vật" (phần Taylor hàm nhiều biến).
Ai mà nhìn vào quyển giải tích của tôi thì chỉ có cười sặc sụa vì những lời nói hết sức bình dân của thầy cũng được tôi chép vào. Nhưng nếu chỉ cười không thì không đủ, nó sẽ là cả một kỷ niệm lớn với những ai đã học với Thầy và biết Thầy dạy như thế nào. Mỗi khi nhìn vào những trang vở, tôi vui vì nhớ tới những gì thầy dạy trên lớp. Chính cách dạy bình dân và hài hước ấy đã dẫn chúng tôi đi qua một nền kiến thức lý thuyết về toán khá vững vàng, là một động lực lớn để chúng tôi có thể tiếp tục bước lên cao hơn nữa. Nhờ thầy mà chúng tôi yêu toán trở lại (và cũng biết sợ toán nữa). Thầy rất gần gũi với SV, vào lớp là cười không thôi (nhìn hình sẽ rõ).
Các anh chị khóa trên nói có lẽ đúng. Thầy mà ra đề thì ít ai đậu lắm, vì đề thầy cho rất khó. Nhưng mà lũ tụi tôi thì tới giờ vẫn còn háo hức không biết đề Thầy cho nó ra làm sao. Giờ thì Thầy chỉ còn thỉnh giảng thôi, tuy đã ngoài 70 nhưng Thầy rất minh mẫn, ngày ngày vẫn gặp và cười tươi hỏi thăm hay chào lại tôi mỗi khi tôi thấy và chào Thầy. Lũ bạn tôi cũng như tôi, đứa nào cũng thương thầy Viêm hết, từ đó mà yêu trường hơn.
(Trích từ Thảo bưởi)
Chúc Thầy luôn mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi với chúng con.
0 comments:
Post a Comment